Khi nhắc đến những vật liệu nội thất mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến 3 dòng gỗ công nghiệp MFC, MDF và MDF. Ba dòng gỗ công nghiệp này được sử dụng sản xuất rất nhiều các sản phẩm nội thất khác nhau. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của 3 dòng gỗ này qua bài viết Nhận biết ưu và nhược điểm của 3 dòng gỗ MFC, MDF và HDF nhé!
Mục Lục: Ưu và nhược điểm dòng gỗ công nghiệp MFC Ưu điểm và nhược điểm mẫu gỗ MDF |
Ưu và nhược điểm dòng gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC là một dòng gỗ công nghiệp có lõi là gỗ dăm được ép chung với keo và phần bề mặt được phủ một lớp Melamine. Gỗ MFC hiện nay có 2 loại là: MFC lõi xanh và MFC thường. MFC lõi xanh có khả năng chống ẩm cao hơn, đồng nghĩa với giá thành cũng cao hơn MFC thường.
Ưu điểm của gỗ MFC là khả năng chống cong vênh, chống ẩm mốc và mối mọt nhờ những vân gỗ được gắn kết chặt chẽ. Lớp phủ bề mặt Melamine có bảng màu lên tới 200 màu, tạo ra sự đa dạng thiết kế cho khách hàng. Cũng nhờ bề mặt Melamine mịn và phẳng, nên gỗ MFC khá dễ dàng vệ sinh, lau dọn. Cùng với đó, công dụng cách âm của gỗ MFC được các chuyên gia đánh giá khá tốt. Những ưu điểm này của gỗ MFC rất phù hợp để sản xuất vách ngăn di động MFC, hay tủ bếp gia đình MFC,...
Nhược điểm của gỗ MFC: Lớp phủ Melamine mặc dù có cấu tạo 3 lớp nhưng khả năng chịu trầy xước khá kém, khả năng chịu nước cũng kém hơn. Nếu tiếp xúc ở nước quá lâu, lớp Melamine có thể bị mục hoặc bong ra.
Ưu điểm và nhược điểm mẫu gỗ MDF
Mẫu gỗ MDF có cấu tạo là những sợi gỗ nhỏ Cellulose và một số nguyên liệu như: keo đặc chủng, bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ. Các tấm gỗ MDF thường có độ dày từ 9mm-25mm và kích thước 1220mm x 2440mm.
Gỗ MDF có ưu điểm là rất dễ gia công, các tấm gỗ có tính dẻo dai, tạo được nhiều thiết kế uốn cong của sản phẩm. Bề mặt của gỗ MDF khá rộng nên vách ngăn LDV thường xuyên sản xuất vách ngăn di động MDF. Không chỉ vậy, bề mặt phẳng và nhẵn của gỗ MDF có thể ép được nhiều dòng bề mặt phủ khác nhau như Melamine, Laminate hay Veneer.
Điều mà khách hàng yêu thích nhất về gỗ MDF chính là giá thành sản phẩm khá rẻ, nhưng lại đem lại chất lượng vượt trội.
Nhược điểm của dòng gỗ MDF là khả năng chịu nước khá thấp, không chịu được trong môi trường quá ẩm ướt, độ cứng của sản phẩm không cao nên dễ dàng bị sứt mẻ do những tác động vật lý từ bên ngoài. Do vậy nên vách ngăn di động MDF phù hợp cho không gian văn phòng hoặc nhà ở và không phù hợp với nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh.
Khám phá ưu và nhược điểm của loại gỗ ép HDF
Dòng gỗ ép HDF khá nổi tiếng vì nguyên liệu sản xuất của vật liệu này có đến 80-85% là gỗ tự nhiên. Do vậy, nên gỗ ép HDF khá cứng và chắc chắn hơn hẳn so với MDF và MFC.
Gỗ HDF đã trải qua quá trình nghiền thành bột, sấy khô, trộn keo và được ép dưới dưới nhiệt độ cao nên mật độ gỗ khá dày đặc, loại bỏ nguy cơ về mối mọt và ẩm mốc.
Màu sắc của gỗ HDF khá sáng và tự nhiên nhờ được sản xuất chủ yếu từ gỗ thịt tự nhiên. Khả năng chịu nhiệt và chịu nước của HDF khá tốt. Bề mặt có thể sơn nhiều màu sắc khác nhau. Để hiểu hơn về gỗ ép HDF, mời bạn đón đọc bài viết Bạn đã biết gì về gỗ công nghiệp ván ép HDF hay chưa? nhé!
Tại vách ngăn LDV, báo giá thi công vách ngăn compact hdf 18mm khá phải chăng, nhưng vẫn đắt hơn so với gỗ MFC và MDF do nguồn vật liệu sản xuất đắt hơn. Chất lượng sử dụng và tuổi thọ của vách ngăn di động gỗ HDF cũng tối ưu hơn 2 dòng vách ngăn còn lại.
Nhận biết tổng quan về 3 loại gỗ công nghiệp
Nhìn chung, cả 3 dòng gỗ công nghiệp này đều có những ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, khả năng chống mối mọt tốt, tuổi thọ sản phẩm ổn định (dưới 10 năm). Quan trọng hơn hết là giá thành nguồn vật liệu rẻ và dễ tìm kiếm trên thị trường.
Hiện nay, vách ngăn di động tại Hà Nội được sản xuất bằng 3 dòng gỗ công nghiệp này được sử dụng rất rộng rãi. Tại vách ngăn di động tại Hà Nội LDV, chúng tôi sản xuất vách ngăn di động mfc, thi công vách ngăn mdf và báo giá thi công vách ngăn compact hdf 18mm với dây chuyền sản xuất hiện đại và đội ngũ thợ có tay nghề sẽ đem đến cho bạn sản phẩm chất lượng cao nhất.
Tổng kết lại, cả 3 dòng gỗ công nghiệp này đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào chi phí mà bạn sở hữu và nhu cầu sử dụng của mình mà lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé.